Tất tần tật về chùa Keo Thái Bình- Kỷ yếu chụp ở đâu

Chùa Keo nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, một trong những công trình kiến trúc chùa đẹp nhất Việt Nam, sẽ là điểm dừng chân thú vị với du khách ghé thăm Thái Bình.

 

⁕ Lịch sử xây dựng chùa Keo Thái Bình:

Chùa Keo được xây dựng vào năm 1632( thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII) là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc và độc đáo. Chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình, với 157 gian trên khu đất rộng 58.000m2. Chùa Keo ngoài thờ Phật còn thờ Thánh (tiền Phật, hậu Thánh). Vị Thánh được thờ là Thánh tổ Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý có sự hiểu biết sâu sắc về Phật học. Chùa Keo gồm hai cụm kiến trúc chùa thờ Phật và Đền thờ Thánh

Gác chuông chùa

I, Chùa Keo ở đâu?

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê. Đây là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn lưu giữ được hầu hết nguyên vẹn kiến trúc xưa

Khung cảnh từ phía trên cao nhìn xuống chùa Keo

II, Cách thức di chuyển đến chùa Keo

– Di chuyển bằng các phương tiện cá nhân: Lộ trình gợi ý theo hướng Nút giao thông Đại Xuyên – Nút giao thông Liêm Tuyền – Đường Hà Huy Tập – Trạm thu phí BOT Mỹ Lộc – Đại lộ Thiên Trường – Cầu vượt Nam Định – Cầu Tân Đệ – đường Hùng Vương – rẽ phải nhập vào đường TL463/TL220B – Đi thẳng gần 2 km là đến địa danh chùa Keo.

– Di chuyển đến chùa Keo sử dụng phương tiện công cộng: Đối với những du khách muốn để dành sức lực tham quan, chưa từng đến Thái Bình thì có thể bắt xe khách cho đỡ bỡ ngỡ. Một số hãng xe uy tín được nhiều người lựa chọn là: Nhà xe Hải Âu, Nhà xe Khai Nguyên, Nhà xe Phúc Sang…

Khi đã đến địa phận Thái Bình thì du khách bắt xe ôm hoặc taxi đến chùa. Ngoài ra, từ Thái Bình khách du lịch cũng có thể lựa chọn lên tuyến xe buýt 06 là đến thẳng chùa Keo. Chùa nằm ở cuối tuyến nên bạn không phải lo lắng xuống nhỡ bến.

III, Nên đến chùa Keo khi nào?

Du khách có thể ghé thăm chùa Keo vào bất cứ thời điểm nào trong năm để cầu nguyện may mắn, an lành, tài lộc cho bản thân và gia đình. Đặc biệt là trong các dịp Tết Nguyên Đán, lễ Vu Lan,… chùa cũng tổ chức nhiều hoạt động mang đậm nét đẹp Phật giáo như: thả cá, thả chim phóng sinh, giảng đạo,..

Ngoài ra, lễ hội chùa Keo từ năm 2007 đã được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Vì thế, Dịp lễ hội nơi đây tổ chức nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Ngày hội diễn ra trong khoảng từ 13/9 – 15/9 (Âm lịch) hằng năm tái hiện lại những dấu mốc quan trọng của vị Quốc sư Dương Không Lộ.

Tưng bừng lễ hội tại chùa Keo

IV, Những cảnh đẹp tại chùa Keo 

Chúng ta cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cổ có lịch sử gần 400 năm sau nhiều lần tôn tạo, sửa chữa. 

Chùa Keo vẫn đẹp nao lòng người dù vắng bóng khách du lịch

Gác chuông là công trình kiến trúc độc đáo của chùa Keo

Khu thắp hương của đền Thánh

Góc nhìn lên Gác Chuông của chùa Keo

  • Ngoài các dịp lễ, tham quan  ra thì bên cạnh đó khi mùa kỉ yếu đến, một số lớp cũng lựa chọn địa điểm chùa Keo để chụp ảnh kỷ yếu. Kì thi đến các sĩ tử còn có văn hóa dâng hương cầu thi đỗ đạt. 

Hình ảnh tập thể lớp 12A7 THPT Quỳnh Thọ- Thái Bình

Sử dụng phụ kiện để làm tôn lên nét đẹp. của chính người mặc

V, Những lưu ý khi đến chùa Keo

Trong văn hóa của Việt Nam, chùa Keo luôn được biết đến là nơi linh thiêng do đó khi đến tham quan hay chụp ảnh cần phải chú ý những đặc điểm sau: 

  • Không ăn mặc phản cảm , tránh những trang phục có quá nhiều màu sắc, lòe loẹt, ngắn cũn cỡn làm mất đi tính thanh tịnh, trang nghiêm của chùa Keo
  • Không tự ý giẫm đạp lên cây trồng trong khuôn viên, bẻ cành hay cầm nắm, lấy đi bất cứ đồ vật nào khi chưa có sự cho phép của sư thầy
  • Không để chân lên bàn ghế trong chùa. Nếu có rác cần vứt đúng quy định để tránh gây ô nhiễm cho môi trường.
  • Đến chùa để tâm thanh tịnh, an yên do đó du khách nên tận hưởng cảnh chùa thay vì cười đùa, nói năng to tiếng 
  • Có những chỗ sẽ không được chụp nên dù thế nào cũng có có sự xin phép trước 

Hình ảnh khi vừa mới bước chân tới chùa Keo

VI, Lời nhắn

Với ngôi chùa có lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo, concept Cổ phục được coi là điểm nhấn và tôn lên nét đẹp cho ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời ở Việt Nam cũng như là nét đẹp của nền văn hóa trang phục Việt mang đậm tinh hoa bản sắc dân tộc. TNT Studio kỷ yếu Hà Nội đã nắm bắt được những kỉ niệm đẹp và mang đầy nét văn hóa xưa cũ vượt thời gian về hiện tại.

Với những bộ cổ phục đơn giản mà vẫn giữ được nét đẹp của văn hóa Việt Nam thì chúng ta không thể không nhắc đến lớp make up chỉn chu, phù hợp từ các bạn nữ và nét điển trai, lãnh đạm của các bạn nam. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ

  • VP Hà Nội: Liền kề 43 TT04 Khu Đô Thị Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
  • VP Sài Gòn: Số 8 Hoàng Văn Thái, Quận 7, TP. HCM.
Hotline: 0941.915.968
Email: chupanhsukien.tnt@gmail.com
Website: https://kyyeutnt.vn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    FOLLOW CHÚNG TÔI

    0941915968
    Bạn có thắc mắc gì vậy? để mình giải đáp cho nhé!